Overchute: Nền tảng gọi vốn cộng đồng đầu tiên của Internet Computer

Ứng dụng huy động vốn phi tập trung từ cộng đồng để phát hành các sản phẩm kỹ thuật số dưới dạng tài sản công cộng với giấy phép công khai đầu tiên trên nền tảng Internet Computer

Tài sản công cộng và vấn nạn ‘những người không làm mà vẫn có ăn’ (free-rider)

Tài sản công cộng là những loại hàng hoá mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do tài sản đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Điều này giúp phân biệt tài sản công cộng với tài sản cá nhân là những loại hàng hoá khi một người đã tiêu dùng rồi thì người khác không thể tiêu dùng được nữa.

Dựa trên các thuộc tính này, có bốn loại hàng hoá cơ bản:

  • Tài sản tư nhân: tiêu dùng cá nhân và có thể loại trừ, như quần áo, thực phẩm hoặc phần cứng máy tính.
  • Tài sản nhóm: tiêu dùng chung và có thể loại trừ, như rạp chiếu phim, đường thu phí hoặc phần mềm dịch vụ.
  • Tài nguyên thiên nhiên: tiêu dùng cá nhân và không thể loại trừ, như nguồn cá toàn cầu (và tài nguyên thiên nhiên).
  • Tài sản công cộng: tiêu dùng chung và không thể loại trừ, như ánh sáng mặt trời, luật pháp, đèn đường hoặc các ý tưởng (kiến thức, công nghệ, nghệ thuật) domain công cộng, phần mềm mã nguồn mở.

Tài sản công cộng là di sản chung của tiến bộ nhân loại , mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Mặc dù một số tài sản công cộng đã được thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, nhưng để sản xuất ra chúng thường cần thời gian, tiền bạc và kỹ năng. Nếu tổng lợi ích lớn hơn tổng chi phí, khoản đầu tư là xứng đáng cho xã hội, nhưng câu hỏi đặt ra lúc này là ” Ai sẽ là người trả tiền ?” Bởi vì lợi ích công cộng là không thể loại trừ, tôi sẽ nhận được lợi ích cho dù tôi có đóng góp hay không, vậy tại sao tôi lại đóng góp? Mặc dù tôi thực sự muốn vì lợi ích chung nhưng tôi không muốn đóng góp, tôi dựa vào sự đóng góp của những người khác. Vấn đề là nếu tất cả mọi người đều suy nghĩ như vậy và giữ lại các khoản đóng góp, thì lợi ích công cộng sẽ không được tạo ra, khiến tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Ảnh hưởng của những người ‘không làm mà vẫn muốn có ăn’ này là tài sản công cộng thường được ngày càng ít đi về cả số lượng lẫn chất lượng.

Giải pháp cho vấn nạn free-rider

Chúng ta cần làm gì để giải quyết vấn nạn trênhop7Co1 một giải pháp rất hiệu quả cho vấn nạn free-rider đó là sử dụng luật hoặc công nghệ. Luật sở hữu tư nhân , luật sở hữu trí tuệ và công nghệ mã hóa là tất cả các ví dụ. Một khi những người không trả tiền có thể bị loại trừ, một loạt các mô hình kinh doanh trở nên khả thi, và tiềm năng lợi nhuận sẽ thúc đẩy đầu tư và sản xuất. Tất nhiên mặt trái của việc này là lợi ích không còn mang tính cộng đồng; nó dành riêng cho những người có thể trả tiền.

Một giải pháp được sử dụng rộng rãi khác là buộc mọi người đóng góp theo quy định hoặc thuế . Việc đóng thuế theo pháp luật nhằm phục vụ cơ sở hạ tầng chung là một ví dụ. Nghĩa vụ quân sự là một ví dụ khác, được sử dụng yêu cầu sự đóng góp và phục cho các tổ chức quốc phòng. Tất nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nó mang tính cưỡng chế và thường dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Tài sản công cộng chỉ có thể tạo ra bằng sự hy sinh và vị tha giữa người với người, mọi người tự nguyện đóng góp chi phí cá nhân để cung cấp lợi ích công cộng. Các khoản quyên góp, tài trợ từ thiện đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều tài sản công cộng mà chúng ta vẫn đang được hưởng ngày nay. Nhưng cung cấp các dịch vụ cộng đồng thường không kiếm ra tiền và khó bền vững khi có một vài người phải gách vác trách nhiệm của cả tập thể.

Có một cách khác để khuyến khích sự đóng góp 1 cách hợp lý , sự tình nguyện đã được chứng minh là hiệu quả trong nhiều tình huống khác nhau,  là một phần thưởng dành riêng cho những người có đóng góp cho lợi ích chung của cộng đồng. Phần thưởng này thường là một trong những phần sau:

  1. Quyền quản trị: những người đóng đã góp cho cộng đồng sẽ có tiếng nói tương xứng trong các cuộc biểu quyết mang lại lợi ích chung cho hoặc việc được ưu tiên phân bổ nguồn vốn giữa các dự án. Đây là nguyên tắc mà hầu hết các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) hoạt động.
  2. Danh tiếng: những người đóng góp nhận được một số hình thức công nhận tương xứng với đóng góp của họ. Ví dụ, mỗi người đóng góp vào một công trình cộng đồng mới sẽ được khắc tên của họ trên một trong những viên gạch xây nên công trình đó.
  3. Những phần thưởng không thể thay thế: những người đóng góp nhận được vật phẩm phiên bản giới hạn, kỷ niệm chương, quyền tham gia độc quyền vào các sự kiện hoặc các đặc quyền khác mà họ sẽ được tặng dựa trên đóng góp. Ví dụ: những người đóng góp cho hoạt động thiện nguyện có cơ hội xổ số giành được giải thưởng.

Lưu ý : Đã tồn tại những nền tảng phi tập trung thưởng cho những người đóng góp bằng token DAO, nhưng có một số vấn đề pháp lý chưa được giải quyết: token DAO có thể được phân loại là một mã chứng khoán và DAO có thể được coi là tổ chức hợp tác và phải chịu trách nhiệm  đối với người tham gia. Tuy nhiên đối với danh tiếng và các phần thưởng không thể thay thế là những phương thức đã có từ lâu với việc xử lý pháp lý đơn giản hơn, rõ ràng hơn.

Overchute sẽ khai thác sức mạnh của phần thưởng như danh tiếng và phần thưởng không thể thay thế, đồng thời bổ sung một cơ chế mới được thiết kế để ngăn cản free-rider và thứ tự sắp xếp các ưu đãi, được gọi là Blind Crowdsale Protocol.

Giao thức Blind Crowdsale

Giả sử, một tài sản công được đề xuất sẽ trị giá khoảng $200 sẽ giúp ích cho công việc kinh doanh hoặc mục đích cá nhân của tôi. Nếu tôi đóng góp $100 và đợt gây quỹ diễn ra thành công, tôi sẽ nhận được một thỏa thuận tốt hơn so với số tiền ban đầu. Nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu tôi đóng góp $0 mà vẫn nhận được đầy đủ lợi ích, nhờ sự đóng góp của những người khác. Nhưng nếu tất cả mọi người đều áp dụng logic này và giữ lại các khoản đóng góp, thì sẽ không có đủ tiền để cung cấp cho cộng đồng, và thỏa thuận có lợi ban đầu sẽ biến mất. Vì vậy, các kết quả có thể xảy ra là:

  1. Tốt nhất : mọi người đều đóng góp ngoại trừ tôi.
  2. Tốt : mọi người đều đóng góp kể cả tôi.
  3. Tồi tệ nhất : không ai đóng góp và chẵng có gì được tạo ra.

Chiến lược của tôi là việc nhắm đến kết quả số (1) nhưng nó sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến kết quả số (3). Cuối cùng, chiến lược tốt nhất để tối đa hóa giá trị được điều chỉnh theo rủi ro thực sự là hợp tác với những người khác và cùng hướng tới kết quả số (2). Nhưng để làm được điều này, tôi cần biết rằng:

  • Yêu cầu 1 : Tôi không trả nhiều hơn giá trị của sản phẩm cho tôi (hiển nhiên).
  • Yêu cầu 2 : Tôi không đóng góp nhiều hơn những gì thực sự cần thiết.
  • Yêu cầu 3 : Những người khác cũng đang đóng góp một phần công bằng.
    Và quan trọng nhất…
  • Yêu cầu 4 : Đợt crowdsale có thể không thành công dù không có sự đóng góp của tôi.

Làm thế nào để có thể thỏa mãn những yêu cầu này, để tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự hợp tác?
Thỏa mãn Yêu cầu 1 là khá dễ dàng: Tôi có thể ước tính giá trị của tài sản công đó đối với tôi là bao nhiêu và chọn không đóng góp nhiều hơn mức này.
Thỏa mãn Yêu cầu 2 thường được đáp ứng bằng cách chấm dừng các hoạt động gây quỹ khi đã có đủ số tiền cần thiết. 
Thỏa mãn Yêu cầu 3 có thể được đáp ứng bằng cách sử dụng Street Performer Protocol, nó là một hệ thống cam kết ngưỡng trong đó nếu không đạt được mục tiêu gây quỹ, mọi đóng góp của mọi người sẽ được hoàn lại. Vì vậy, tôi chỉ đóng góp nếu có đủ người khác làm. Điều này có thể được nâng cao bằng cách sử dụng cam kết đôi bên, trong đó tôi cam kết đóng góp $1 cho mỗi  [x] $ người khác đóng góp (tối đa một giới hạn). Bằng cách này, tôi có thể kiểm soát phần đóng góp trong tổng số tiền mà tôi cảm thấy thoải mái khi thanh toán.

Thỏa mãn Yêu cầu 4 là một trong những yêu cầu khó. Khi tôi nhìn thấy tổng số đóng góp tăng lên và tôi chờ đợi và hy vọng rằng đóng góp của tôi sẽ không cần thiết. Càng gần đến mục tiêu, cuộc gây quỹ càng có nhiều khả năng thành công mà không cần đến tôi, và tôi càng ít có khả năng tôi phải đóng góp. Khi mọi người đều làm điều này, tất cả chúng ta đều gặp khó khăn khi chờ đợi nhau di chuyển trước. Để vô hiệu hóa vòng lặp phản hồi tiêu cực này , bẫy hệ thống ở trạng thái cân bằng giá trị thấp , Overchute giới thiệu một phiên bản chuyển thể đơn giản nhưng mới lạ của Street Performer Protocol: tổng số đóng góp tích lũy không được tiết lộ cho bất kỳ ai (kể cả nhà cung cấp). Vì vậy, không ai biết liệu cuộc gây quỹ có khả năng thành công mà không có sự đóng góp của họ hay không, điều này đáp ứngYêu cầu 4 . Đây là Giao thức Blind Crowdsale. Bằng cách tước đi những thông tin bạn cần thiết để thực hiện một chyến free-ride mà không gặp rủi ro, giờ đây câu hỏi còn đơn giản là: Liệu nó có giá trị gì đối với tôi?

Vượt ngưỡng

Khi hoạt động gây quỹ đạt được mục tiêu, sự thành công sẽ được đảm bảo vì vậy hoạt động gây quỹ thường chấm dứt. Tuy nhiên, một hàm ý quan trọng của giao thức blind crownsale là không ai biết liệu hoạt động gây quỹ có đạt được mục tiêu hay không và khi nào đạt được mục tiêu, do đó, đợt gây quỹ có thể chạy đến ngày kết thúc và các khoản đóng góp có thể vượt quá mục tiêu, số tiền này được gọi là vượt ngưỡng.

Điều gì xảy ra với số tiền vượt quá này? Một tỷ lệ phần trăm được sử dụng để phục vụ mục đích gây quỹ và phần còn lại được chia lại cho những người đóng góp và phục vụ lợi ích cộng đồng, dẫn đến định giá hiệu quả và cơ hội gây quỹ thành công hơn.

Với cách tiếp cận này, số tiền vượt ngưỡng sẽ hoàn trả tất cả cho những mọi người theo tỷ lệ đóng góp, để tiếp tục đáp ứng Yêu cầu 2 (chỉ đóng góp những gì cần thiết). Nhưng chúng ta hãy xem xét theo góc độ của những nhà tạo lập các cuộc gây quỹ. Họ muốn thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể. Đặt giá chào bán cao có nghĩa là có thể có nhiều doanh thu hơn, nhưng cơ hội gây quỹ thành công sẽ thấp hơn. Bây giờ hãy tưởng tượng nhà tạo lập cũng có một phần của số tiền vượt ngưỡng đó. Như vậy, họ đặt giá chào bán ở mức hợp lý hơn, tối thiểu mà họ sẵn sàng chấp nhận. Điều này sẽ tối đa hóa cơ hội thành công và họ vẫn được hưởng lợi từ thặng dư nếu các khoản đóng góp vượt quá giá yêu cầu của họ. Bởi vì những người có đóng góp cũng sẽ chia sẻ số tài sản thặng dư, nên nếu mức giá khởi điểm càng thấp thì mức vượt ngưỡng càng lớn – lợi ích cho tất cả mọi người.

Phần vượt ngưỡng vẫn được hoàn trả cho những người có đóng góp và nó còn có một tác dụng quan trọng khác: nó biến họ thành những ‘marketer’. Khi người khác đóng góp càng nhiều thì khoảng vượt ngưỡng càng lớn và khoản cần đóng góp của tôi càng nhỏ.

Lưu ý: Phần thưởng của những người đóng góp được phân phối giữa họ tương ứng với số tiền đã đóng góp của họ, vì vậy mỗi người sẽ được hoàn lại một tỷ lệ phần trăm bằng với số họ đóng góp. Điều này làm cho cơ chế miễn nhiễm với các cuộc tấn công Sybil.

Mức vượt ngưỡng thể hiện một số giá trị được mở khóa bởi giao dịch. Giá trị thặng dư phát sinh nếu lợi ích cộng đồng có giá trị hơn đối với những người hưởng lợi đóng góp hơn là đối với người tạo lập. Nó được sử dụng làm quỹ cho nền tảng và sau đó được chia đều giữa những người tạo lập và những người đóng góp. Đây là cơ chế ‘Meet Me Halfway’ khuyến khích tất cả các bên thể hiện giá trị của các lợi ích cộng đồng đối với họ. Sự phân bổ có mục đích của khoảng vượt ngưỡng này là nguồn gốc của dự án ‘Over shoot – Overchute’.

Sở hữu trí tuệ và sản phẩm kỹ thuật số

Về lý thuyết, Overchute crowdsale có thể được sử dụng để tài trợ cho bất kỳ lợi ích cộng đồng nào, nhưng có một lớp đặc biệt phù hợp: những tài sản trí tuệ có thể được lưu trữ và truyền tải dưới dạng sản phẩm kỹ thuật số . Ví dụ phần mềm, âm nhạc, phim ảnh, văn học, nghệ thuật, thiết kế nghiên cứu và kỹ thuật. Các sản phẩm kỹ thuật số là tài sản chung vì một khi được tạo ra, chúng có thể được sao chép lại không giới hạn với chi phí gần như bằng không. Và rất khó để loại trừ chúng . Luật sở hữu trí tuệ đưa ra một số biện pháp bảo vệ, nhưng rất khó để thực thi trên thực tế, đặc biệt là đối với những người sáng tạo độc lập. Các token không thể thay thế (NFT) có tiềm năng cho phép tiến bộ trong lĩnh vực này, nhưng nội dung cơ bản vẫn có thể được sao chép.

Một phương pháp kiếm tiền thay thế không yêu cầu loại trừ liên tục là chạy crowdsale một lần để phát hành sản phẩm kỹ thuật số dưới dạng tài sản chung cho tất cả mọi người sử dụng theo giấy phép công khai, như MIT , Giấy phép công khai GNU hoặc giấy phép Creative Commons . Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thực sự là một yếu tố quan trọng của việc này. Nó cho phép người sáng tạo giới thiệu sản phẩm hoặc một mẫu sản phẩm với người dùng từ trước, nhưng chỉ phát hành sản phẩm nếu đạt được mứcgiá hợp lý. Và nếu như không thể làm được điều này thì các kênh kiếm tiền truyền thống như đăng ký và tiền bản quyền vẫn có sẵn.

Có nhiều cách tiếp cận và nền tảng khác nhau có sẵn để cấp vốn trả trước cho một dự án, trước khi một sản phẩm được tạo ra. Không giống như những thứ này, Overchute crowdsale chỉ dành cho các sản phẩm kỹ thuật số đã tồn tại và đã hoàn thiện . Crowdsale chỉ là để phát hành nó với hình thức giấy phép công khai. Vì vậy, những người đóng góp biết những gì họ nhận được từ trước và có thể đã sử dụng sản phẩm một cách hạn chế. Điều này có thể giúp tránh các tranh chấp không cần thiết cho các sản phẩm có giá trị chủ quan như âm nhạc và nghệ thuật. Overchule cung cấp nguồn vốn retro-active giống như một giao dịch mua bán, vì vậy tất cả rủi ro vẫn thuộc về người sáng tạo nội dung. Note: Để được tài trợ cho việc phát triển sản phẩm ngay từ đầu, người sáng tạo nội dung vẫn có thể sử dụng các cơ chế tài trợ trả trước như huy động vốn từ cộng đồng Kickstarter, các nhà đầu tư thiên thần hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm và những nhà tài trợ trả trước này thường sẽ nhận được một phần tiền thu được từ Overchule crowdsale.

Bạn có biết là vào năm 2002, phần mềm Blender 3D đã cung cấp mã nguồn mở là kết quả của chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng gọi là Free Blender . Cộng đồng người dùng đã huy động được €110.000 Euro chỉ trong 7 tuần để phát hành tài sản trí tuệ phục vụ lợi ích cộng đồng, tcong65dang5 Giấy phép Công cộng GNU.

Tin tưởng và phối hợp

Nguồn vốn
Làm cách nào một người sáng tạo có thể thực sự thu thập các khoản đóng góp từ hàng nghìn người đóng góp ẩn danh/không thể xác định? Và làm thế nào để những người đóng góp biết rằng đóng góp của họ sẽ được hoàn trả nếu không đạt được mục tiêu? Hay lượng vượt ngưỡng được tính toán chính xác và phân bổ theo quy tắc crowdsale? Giao thức Blind Crowdsale đòi hỏi rất nhiều sự tin tưởng, bởi vì không ai có thể nhìn thấy những đóng góp đó. Overchute sẽ lấp đầy sự thiếu hụt niềm tin đó và điều phối bằng cách hoạt động như một dịch vụ ký quỹ đáng tin cậy. Nhưng không phải là một bên trung gian tập trung. Thay vào đó, Overchute triển khai Giao thức crowdsale như một hợp đồng thông minh blockchain có thể xác minh, bất biến, để tất cả những người tham gia có thể tin tưởng rằng các khoản tiền sẽ được xử lý chính xác mà không cần phải tin tưởng vào những người tham gia khác.

Giấy phép 
Giấy phép công cộng là một hợp đồng pháp lý trong đó chủ sở hữu trí tuệ cấp các quyền sử dụng và phân phối cụ thể cho công chúng. Làm thế nào để những người đóng góp biết rằng người sáng tạo sẽ phát hành sản phẩm kỹ thuật số theo giấy phép mở được chỉ định như đã hứa? Overchute giải quyết vấn đề này theo hai cách. Thứ nhất, nó cho phép người sáng tạo chọn một giấy phép mở tiêu chuẩn và thêm một điều kiện tạm dừng nêu rõ rằng giấy phép chỉ có hiệu lực nếu crowdsale được xác định đạt đến giá chào bán. Giấy phép mở có điều kiện này không thể hủy ngang được xuất bản trước. Thứ hai, hợp đồng thông minh Overchute giữ giấy phép mở tiêu chuẩn không sửa đổi trong ký quỹ và xuất bản nó nếu crowdsale thành công. Điều này là cần thiết vì các nền tảng phân phối nội dung yêu cầu phải có giấy phép không thể sửa đổi.

Sản phẩm
Miễn là crowdsale xác định rõ ràng sản phẩm kỹ thuật số sẽ được phát hành, thì bản thân sản phẩm đó không cần phải được ký quỹ bởi hợp đồng thông minh Overchute. Nó có thể được lưu trữ trên bất kỳ nền tảng nào để phân phối. Tuy nhiên, trong tương lai Overchute có thể bổ sung chức năng này để đảm bảo khả năng truy cập liên tục và tránh rủi ro nhận dạng sai.

Danh tính, quyền sở hữu và nội dung
Điều gì sẽ xảy ra nếu một người sáng tạo điều hành một crowdsale cho tài sản trí tuệ mà họ không thực sự sở hữu? Hoặc nếu ai đó lừa đảo,  mạo danh chủ sở hữu thực sự thì sao? Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu chủ sở hữu thực sự điều hành một crowdsale và sau đó tuyên bố lừa đảo rằng họ đã bị mạo danh? Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu một crowdsale được thiết lập cho các sản phẩm kỹ thuật số bất hợp pháp? Ban đầu, những rủi ro này sẽ được quản lý theo cách thủ công bằng cách kiểm tra những người sáng tạo và sản phẩm trước, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ phát triển các biện pháp phi tập trung trong tương lai ( hoan nghênh các đề xuất ). Cuối cùng, giấy phép mở là một hợp đồng pháp lý truyền thống và mọi tranh chấp về sản phẩm hoặc các điều khoản cấp phép sẽ được xử lý thông qua các quy trình pháp lý thông thường giữa người sáng tạo và người dùng. Overchute chỉ cung cấp khả năng chống giả mạo bằng mật mã dịch vụ ký quỹ cho crowdsale.

Phần thưởng cho người đóng góp

Bên cạnh sựkhuyến khích mới do Giao thức Blind Crowdsale tạo ra, Overchute đang thử nghiệm một số ý tưởng về việc trao các phần thưởng chỉ dành cho những người có đóng góp. Dưới đây là một số ý tưởng  mà chúng tôi định giới thiệu:

  • Các huy hiệu NFT không thể chuyển nhượng ghi nhận đóng góp của bạn, đặc biệt nếu như bạn  nằm trong top 10 hoặc 100 người đó đóng góp. Đóng góp đều được giấu tên theo mặc định, nhưng phù hiệu có thể được tùy chọn hoặc có chức năng như biên lai thuế.
  • NFT phiên bản giới hạn có thể giao dịch , có thể được tạo dưới dạng các đoạn mã duy nhất của chính sản phẩm, như một vài pixel hoặc dòng mã hoặc chúng có thể là một số NFT khác. Chúng tôi dự đoán rằng những người sáng tạo NFT có thể muốn airdrop một bộ sưu tập bằng cách đính kèm bộ sưu tập đó như một phần thưởng dành cho người đóng góp cho một đợt crowdsale mà họ quan tâm.
  • Những Easter Eggs được gắn vào chính sản phẩm kỹ thuật số, giống như đại lộ danh vọng, là lời cảm ơn đến từng người đóng góp ẩn danh hoặc không thể xác định.
  • Quyền truy cập độc quyền vào các sự kiện hoặc nhóm trò chuyện với người sáng tạo, airdrop trong tương lai, quyền truy cập sớm vào các sản phẩm khác hoặc bất kỳ điều gì khác mà người sáng tạo có thể nghĩ đến. NFT được trao tặng có thể được sử dụng làm chìa khóa cho các đặc quyền độc quyền này.

Dự án

Ý tưởng cho Overchute được phát triển bởi Malcolm Murray , một kỹ sư công nghiệp ở Nam Phi với mối quan tâm đến các tài sản công cộng, ý tưởng thiết kế cơ chế và các nền tảng phi tập trung. Ứng dụng được thiết kế trên nền tảng Web3 hiện đại (Motoko, CandidUI & React) bởi Artur Khaialiev và Fernando Martinez . Artur là kỹ sư phần mềm ở Áo với kinh nghiệm phát triển phần mềm hỗ trợ và CNTT công nghiệp còn Fernando là kỹ sư phần mềm ở Texas với kiến ​​thức kỹ thuật rộng về ngôn ngữ lập trình và môi trường máy chủ trong hệ thống phân tán.

Chúng tôi đang xây dựng Overchute trên Internet Computer của Dfinity vì nó cung cấp một blockchain end-to-end (hợp đồng thông minh, dữ liệu và giao diện người dùng),tính toán và lưu trữ phi tập trung với giá cả phải chăng có thể mở rộng quy mô và các công cụ thuận tiện để thiết kế token và hỗ trợ phi tập trung hóa.

Overchute đã được trao một khoản tài trợ dành cho nhà phát triển từ Quỹ Dfinity để xây dựng sản phẩm có thể ra mắt sớm nhất vào quý 1 năm 2022. Hãy theo dõi roadmap sản phẩm của chúng tôi trong thời gian tới.

Mục tiêu của chúng tôi là dần dần phân cấp nền tảng crowdsale, lý tưởng là biến nó thành một dịch vụ internet mở bằng cách sử dụng chức năng Hệ thống thần kinh dịch vụ (SNS) của Dfinity khi nó khả dụng. Sau đó, token SNS có thể được sử dụng để thưởng cho những người sáng tạo và người đóng góp theo cách khuyến khích hơn nữa việc crowdsale thành công và phát triển một nền tảng bền vững với quyền sở hữu chung và một cộng đồng lớn mạnh.

Tham gia máy chủ Discord của Overchute và theo dõi họ trên Twitter và Distrikt:

  • Những người sáng tạo muốn thử nghiệm kiếm tiền bằng cách sử dụng bán hàng qua đám đông
  • Những người xây dựng cộng đồng đam mê sản phẩm mở và có thể tập hợp một đám đông cho mục đích của họ
  • Người dóng góp có kinh nghiệm về luật sở hữu trí tuệ, nền tảng thanh toán, thiết kế cơ chế, phát triển web3, tiếp thị, v.v.
  • Những người sáng tạo NFT muốn drop bộ sưu tập của họ làm phần thưởng cho cộng tác viên crowdsale
Finn