[Research] Vì sao quỹ a16z đầu tư lớn vào Dfinity?
Khi muốn từ bỏ, hãy nghĩ đến lý do vì sao ta bắt đầu…
Cùng mình ngược dòng thời gian trở về quá khứ – Năm 2018.
DFINITY thông báo rằng họ đã huy động được 102 triệu đô la, trong một vòng gọi vốn do quỹ đầu tư mạo hiểm a16z và Polychain Capital cùng dẫn đầu. Ở thời điểm ấy, khi mà Market cap còn bé tẹo, thì 102 triệu đô la thực sự là một con số bom tấn khổng lồ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Crypto. Tới thời điểm hiện tại, DFINITY chính là một trong những thành công lớn nhất của a16z.
Mình tự hỏi, với tầm nhìn của các quỹ đầu tư lớn như a16z, tại sao vào thời điểm đó họ lại đầu tư lớn như vậy vào DFINITY? Đây là câu trả lời.
1. Hiện trạng của thị trường Crypto
Trong những ngày thuở hồng hoang của Bitcoin, có rất nhiều nỗ lực để xây dựng 1 bitcoin nhanh hơn, tốt hơn, ví dụ như Litecoin, Fethercoin. Những đồng tiền này đại đa số là những bản fork ra từ Bitcoin với 1 vài biến đổi theo những phương diện nào đó. Chẳng hạn khác biệt về thuật toán khai thác hàm băm, khác về block-time, block-size. Ở giai đoạn đó, miễn là “tốt hơn Bitcoin” là sẽ thu hút được sự chú ý, dù những đồng coin này hoàn toàn không có chủ đích giúp ích cho người dùng mới vốn không có am hiểu gì về Bitcoin, biết được rằng Bitcoin đã làm được gì, có thể làm gì và đang làm được gì.
Và rồi, sự ra đời của ETH là một bước tiến lớn của thị trường tiền kĩ thuật số đã mang đến khả năng lập trình bên trong blockchain. Từ đó người ta có thể nhúng bất kì phần mềm phức tạp nào vào ETH và yêu cầu nó thực thi bên trong môi trường bảo mật cao tuyệt vời giống như cách mà một giao dịch Bitcoin được thực hiện. Đây chính là kỉ nguyên hoàn toàn mới cho việc lập trình các Dapps trước đây vốn không thể làm được. ETH nghiễm nhiên trở thành 1 blockchain đa tài sản, với nhiều loại tiền điện tử khác nhau và nhiều ứng dụng của Blockchain như NFT, Defi, DAO… được xây dựng trên nền tảng này.
Nhiều tiềm năng nhưng không có nghĩa là không có điểm yếu. Người ta nhận ra được những giới hạn của ETH. Nó chậm, phí đắt, chờ lâu… Và thế rồi lại có nhiều nỗ lực cố gắng để xây dựng 1 ETH nhanh hơn, tốt hơn. Có rất nhiều dự án như vậy được xây dựng dựa trên nền tảng của ETH, sao cho nó tương tích với máy chủ ảo của Ethereum (Ethereum virtual machine-EVM), xoay quanh việc code bằng ngôn ngữ Solidity do Gavin Wood tạo ra. Nghĩa là có thể lấy contract của Ethereum, copy rồi dán, cộng thêm 1 vài tinh chỉnh là đã có thể triển khai một blockchain hoàn toàn mới. Những điều chỉnh này làm cho việc tạo khối nhanh hơn, cơ chế đồng thuận nhanh hơn, dễ tăng cường số lượng giao dịch hơn, dễ nhân rộng hơn,và quan trọng nhất: Tận dụng được hiệu ứng mạng lưới từ ETH. Vì lí do này, các dự án về sau thường được lập trình để dễ dàng tương thích ngược với ETH.
Ví dụ: Avalanche, tăng trưởng phi mã vào năm nay là do đón nhận dòng vốn khổng lồ từ ETH đổ sang nhờ vào khả năng tương thích với EVM, kết hợp thêm cầu ETH-Avax rất dễ sử dụng. Do đó người dùng từ hệ ETH có thể dễ dàng chuyển tài sản từ ETH sang Avalache. Avalanche cũng cải tiến thêm chế đồng thuận, cải tiến cơ chế proof-of-stake…. Tổng quát mà nói, các chain được xây dựng có hỗ trợ EVM đều phải có cải tiến hơn so với ETH (nhiều người gọi những cải tiến này là “đột phá công nghệ”) để có thể dễ dàng tăng trưởng nóng trong ngắn hạn.
Phần lớn tài sản bị khoá (Total Value Locked) đều tập trung trên các Blockchain có triển khai EVM như ETH, Avalanche, BSC…
Đối với DFINITY, họ không phải đang cố gắng xây dựng 1 ETH nhanh hơn, lẹ hơn hay chỉ cải thiện 1 khía cạnh nhỏ nào đó mà công nghệ Blockchain đang gặp phải, không giống như cách mà đại đa số các dự án đang tiếp cận.
DFINITY đang muốn mở rộng giới hạn những điều mà Blockchain có thể làm được. Không chỉ bị gò bó xung quanh các logic về tài chính như Defi,Swap,Token,… Dfinity muốn mang lại những trải nghiệm cảm xúc cho người dùng, trực tiếp trên Blockchain.
=> Ví dụ: Bạn có thể lưu giữ tin nhắn, hình ảnh, video, ảnh GIF, chơi game,… hoàn toàn trên Blockchain. Điều này vốn trước đây là điều không thể, vì chỉ cần giao dịch thôi là ETH đã nghẽn mạng rồi, thì nói gì đến nhắn tin hay chơi game. Chi phí lưu trữ đắt và tốc độ chậm cũng là những giới hạn mà các Blockchain thế hệ cũ chưa làm tốt.
Chi phí lưu trữ onchain khổng lồ là một trong những thứ ngăn cản các mạng lưới Blockchain tiến tới phi tập trung
Một điều kì quặc nữa trong cách mà DEFI vận hành hiện tại, chính là việc tất cả các logic tài chính từ các ứng dụng tài chính phi tập trung (DEFI Apps) vốn được nhúng và thực thi bên trong Blockchain của ETH, nhưng giao diện người dùng để tương tác với các hệ thống này lại hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của những tổ chức tập trung lớn như Amazon Webservice, Google, Microsoft Azure. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu người dùng tương tác với những giao diện người dùng bị hacker chiếm quyền kiểm soát?
Ví dụ:
Gần đây nhất, 1 loạt các website host trên GoDaddy như Quickswap, SpiritSwap, CoinGecko, Dextool, Etherscan đã hacker bị chiếm domain, ai mà lỡ tay swap thì sẽ mất trắng.
Riêng với DFINITY, bạn có thể đặc các logic tài chính vào bên trong Blockchain của DFINITY, đồng thời cũng có thể đặt luôn các giao diện để tương tác người dùng vào bên trong Blockchain của DFINITY. Nhờ đó, những Daaps được lập trình trên Internet Computer sẽ được thực thi và nhúng hoàn toàn bên trong môi trường Blockchain, nhận được toàn bộ tiện ích và bảo mật của Blockchain, mang lại trải nghiệm cho người dùng vượt trội hơn cả Web2.0.
Qua đó, sự phi tập trung được củng cố, và Daaps nhận được những lợi thế công nghệ của blockchain như mã nguồn mở, có thể lập trình, có thể fork được, ứng dụng được những cơ sở hạ tầng vốn đang có sẵn để phục vụ DEFI, WEB3, NFT…. đồng thời còn mở ra khả năng tiếp cận được với các trải nghiệm mang tính cảm xúc đến người dùng.
Dfinity đang thực sự cố gắng mở rộng đáng kể tiềm năng và khả năng mà blockchain có thể làm được thay vì chỉ cải thiện hiệu suất hay chi phí của những nền tảng có sẵn.
Từ những điều này, chúng ta có thể thấy rằng, có rất nhiều hướng để cải thiện trải nghiệm người dùng và mở rộng giới hạn mà công nghệ Blockchain có thể làm được: Làm sao để trải nghiệm người khi sử dụng điện thoại tốt như máy tính, nâng cao bảo mật khoá Private Key, cần có những phương án đăng nhập tiện lợi và an toàn hơn, khôi phục lại tài sản khi mất máy tính/ điện thoại, hay cải thiện UI-UX, … Những động lực này kéo cộng đồng Crypto đi lên. Trong thời điểm hiện tại, NFT chính là thứ khiến mọi người có vẻ như xích đến gần với khái niệm Crypto hơn. NFT chúng ta thường gặp nhất ở thời điểm hiện tại chính là những đoạn video ngắn, những bức ảnh. Điều này chứng tỏ rằng, ý tưởng về những vật phẩm có thể thu thập, về tác phẩm nghệ thuật, 1 tập phim, 1 bản nhạc…. Sẽ thu hút số đông người dùng đến với thị trường đầy tiềm năng này hơn. Và DFINITY sẽ tiếp cận với số đông người dùng theo hướng hoàn toàn khác, như cách mà NFT đang thu hút người dùng mới vậy !!
2. Internet Computer tiếp cận được với người dùng theo cách hoàn toàn khác
Mình sẽ chia người dùng ra làm hai phân nhánh: Người dùng bình thường, và đội ngũ nhà phát triển (Developer)
Đối với người dùng bình thường:
Là những anh em đã lăn lộn trong thị trường Crypto này từ xưa đến này. Cũng có thể là người dùng phổ thông như bố mẹ bạn, anh chị em, cô hàng xóm, bà bán nước kế bên đường – những người chưa bao giờ nghe qua về Crypto bao giờ.
Với anh em đã tham gia thị trường này đã lâu, gia nhập hệ sinh thái mới như Internet Computer không hề khó khăn chút nào.
Tuy nhiên, với những người dùng phổ thông thì sao? Trong thế giới Web2.0, những người dùng phổ thông chiếm phần lớn doanh thu của các tập đoàn Bigtech, số lượng người dùng phổ thông là vô cùng khổng lồ. Thị trường Blockchain thực sự còn rất nhỏ bé, và nếu tiếp cận được với nhóm người dùng phổ thông này, một nguồn vốn khổng lồ không thể ngăn cản sẽ đổ vào thị trường.
Trái lại, thực trạng có vẻ cho thấy rằng, ngành công nghiệp Crypto dù có nhiều tăng trưởng, nhưng vẫn chưa tiếp cận được với nhóm người dùng này (mà chủ yếu là tiếp cận đến những nhà đầu tư thôi nóng mặt vì coin tăng giá x2 x3 x100 thôi hehe).
Tại sao lại như vậy? Thứ gì đang giữ chân người dùng phổ thông gia nhập thị trường Crypto? Đáp án chính là: Nó quá PHỨC TẠP, và CHƯA CÓ NHIỀU ỨNG DỤNG RÕ RÀNG
Câu chuyện 1: Bạn muốn giới thiệu với mẹ của bạn về sự hay ho của Blockchain
Mẹ: Ứng dụng trên Blockchain có gì hay? Mẹ đang xài Facebook, nghe nhạc Spotify, lướt TopTop, tra Google, xem ảnh đẹp trên Instagram, chat Zalo, thấy tốt lắm. Vậy mấy ứng dụng trên Blockchain có gì hay ho hơn không?
Bạn: Dạ, trên này đa phần chỉ có ví Coin, sàn AMM, một vài game đồ hoạ thập niên trước, nhiều chợ để mua bán NFT thôi ạ.
Mẹ: Vậy mẹ xài Blockchain để làm gì?
Bạn: Dạ Blockchain bảo mật vô cùng cao, là phát kiến công nghệ tuyệt vời, vừa minh bạch, bất biến, lại phi tập trung blah blah…
Câu chuyện 2: Mẹ ơi, con hướng dẫn mẹ tham gia thị trường Crypto nha
– Đầu tiên mẹ cần tạo tài khoản Binance, rồi xác thực danh tính.
– Sau đó mẹ cần NẠP TIỀN vào để mua coin. Phải nạp lần đầu thì mới tham gia được.
– Muốn tương tác on-chain thì mẹ cần chuyển Coin từ sàn vào ví của hệ đó
– Mẹ cần tạo ví coin của hệ thì mới chuyển tiền vào được
– Muốn tra giá thì vào web này, muốn vào ví thì vào web này, muốn bán coin thì vào web này….
Người dùng phổ thông liệu họ có muốn trả tiền cho những thứ “mới” trong khi những thứ cũ vốn đang rất tốt hay không? Chưa kể khi sử dụng sản phẩm mới còn gặp nhiều khó khăn? Liệu họ sẽ quan tâm đến những đặc tính “trên trời” như phi tập trung, bất biến, không thể dừng lại hay không? Muốn tiếp cận với người dùng phổ thông, nhưng không làm tốt được như những gì mà các tập đoàn Bigtech đã làm được, làm sao Web3.0 có thể cạnh tranh với Web2.0? Facebook, Google, Zalo đâu có bắt người dùng phải hiểu những nguyên lý nền tảng đằng sau của hệ thống. Người dùng hiển nhiên được đón nhận những thành tựu công nghệ tuyệt vời đó. Ngoài ra người dùng còn nhận được những sản phẩm hoàn chỉnh, chất lượng cao, dễ dàng sử dụng, HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
Những trải nghiệm mà Facebook đem lại cho người dùng là hoàn toàn miễn phí
Điều thứ nhất, người dùng phổ thông không giống như các Investor, nên họ nhìn mọi thứ theo hướng hoàn toàn khác. Họ sẽ không tọc mạch tìm tòi bằng được cách để mua bán, tạo ví, swap coin… họ chỉ muốn mọi thứ thật đơn giản, dễ dùng, dễ tiếp cận, giao diện người dùng đẹp, trải nghiệm dùng mượt mà (trong khi anh em chúng ta dù thấy UX UI có lởm khởm đến mấy thì cũng ráng làm cho bằng được, kèo nào cũng góp mặt kaka)
Thứ hai, một trong những rào cản để người dùng trải nghiệm sản phẩm chính là họ chính là những đòi hỏi khi đăng nhập vào hệ thống đó. Trong thế giới Web2.0, Email như là chìa khoá truy cập không biên giới, có email thì ta có thể truy cập vào mọi thứ ứng dụng mà bạn tương tác. Vậy trong thế giới Web3.0, điều mà mọi người đều muốn chính là có một thứ tương tự “Gmail” để người dùng dễ dàng đăng nhập, biến nó thành chìa khoá để truy cập vào MỌI THỨ đang diễn ra trong hệ sinh thái, ngoài ra tận dụng những phương pháp bảo mật hiện đại như sinh trắc trắc học (vân tay, Face ID) để vừa giúp cho việc đăng nhập thuận tiện, vừa giúp quản từ khoá bảo mật private-key luôn được an toàn => Nếu đội ngũ phát triển có thể tận dụng được những cơ sở hạ tầng bảo mật có sẵn trong phần cứng của thiết bị, đây sẽ là một bước đột phá lớn trong ngành công nghiệp crypto.
Thứ ba, người dùng phổ thông ít có hứng thú với tài chính hơn, trái lại, họ có cảm nhận được sự đồng điệu và kết nối với âm nhạc, hình ảnh, video, nghệ thuật, điện ảnh, những trải nghiệm mang tính đánh vào cảm xúc và mang tính lan truyền, viral cao. Những khía cạnh này công nghệ Blockchain chưa thể làm được/ làm rất kém, do đó không thể đáp ứng được yêu cầu của người dùng.
Lưu trữ 1 bức ảnh thôi đã tốn tiền nhiều tiền thế này, bảo sao các “nhà mạng” khác toàn lưu dữ trên đám mây…
Còn với người dùng đã quen với thị trường Crypto rồi thì sao? Ta có thể chia họ ra làm 2 loại:
Kiểu 1 là người sở hữu tài sản crypto và họ trữ trên các sàn tập trung như Binance, Coinbase, Huobi. Họ có quyền sở hữu tài sản, nhưng không thể tương tác Onchain, họ sẽ không trải nghiệm được những tiện ích mà công nghệ Blockchain mang lại như DEFI, NFT, Daaps được xây dựng trên mạng Blockchain ấy. Mục đích đơn thuần là mua đi bán lại, mua thấp bán cao.
Kiểu 2 là những người có tài sản thực tế nhưng lưu trữ trên các ví Non-custodial (ví phi tập trung) – ví dụ với hệ ICP thì đó là ví Plug/Stoic, với ETH thì đó là Metamask. Những người này thực sự có tham gia và đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái. Sự tham gia của người dùng vào hệ là rất cần thiết để phổ biến được tiềm năng, vai trò và lợi ích của Crypto đến với cộng đồng.
=> Hiện tại đại đa số mọi người là theo kiểu 1 (tới 90-95%, khoảng 100 triệu người). Do đó, có tiềm năng lớn để thu hút người sở hữu tiền điện tử không chỉ mua và nắm giữ Crypto, mà còn có thể SỬ DỤNG các ứng dụng Web3.0 trên Blockchain đó. Càng có nhiều người dùng cuối thực sự tương tác với các dapps, hệ càng phát triển, người dùng có hứng thú sẽ tự mang dòng vốn lại cho hệ sinh thái. Tuy nhiên, các Daaps trên Blockchain hiện tại chỉ toàn liên quan đến tiền và hỗ trợ các Logic về tiền, khó có thể phổ cập đến số đông người dùng được.
Chỉ có tương tác Onchain mới giúp bạn nắm bắt được điều gì đang xảy ra trên hệ
Internet Computer có lời giải cho tất cả những vấn đề này:
- Gỡ bỏ rào cản khiến người dùng mới không thể gia nhập hệ sinh thái bằng mô hình phí gas ngược (Reversed-Gas Model): Tức là mọi ứng dụng và tương tác on-chain đều miễn phí. Bạn có thể chuyển NFT mà không tốn hàng trăm đô tiền phí như hệ ETH, có thể chuyển ICP với mức phí 0.0001 ICP (gần như miễn phí), có thể đăng tải ảnh, video hoặc chat-chit bằng các Daaps trên Internet Computer mà không tốn một đồng phí nào. Phần phí này sẽ do Dev của Daaps đó chi trả. Google không bắt người dùng trả phí, và Internet Computer cũng vậy.
- Gỡ bỏ sự khó khăn khi đăng nhập bằng Internet Identity. Internet Identity giống như một “Gmail” của Web3.0, là chìa khoá dẫn đến mọi ứng dụng và dịch vụ trên hệ sinh thái của Internet Computer. Được tích hợp cả công nghệ bảo mật như Face ID, vân tay, Ubikey nên sử dụng Internet Identity cực kì tiện lợi, an toàn và không cần dùng đến Private Key. Khi muốn sử dụng bất kì Daaps này, bạn chỉ cần xác thực bằng Internet Identity là xong.
- Mở rộng đáng kể trải nghiệm người dùng với kho ứng dụng Daaps tương tự như Web2.0, hỗ trợ nhiều logic phức tạp thay vì chỉ đơn thuần là các logic về tài chính. Sau này sẽ còn nhiều ứng dụng hơn thế nữa:
– DSCVR là mạng xã hội tương tự như Reddit
– Distrikt là mạng xã hội tương tự như Twitter
– CanCan là nền tảng đăng tải video âm nhạc ngắn tương tự như Tiktok
– Openchat là ứng dụng nhắn tin trực tuyến tương tự như Wechat/Messenger. Ứng dụng này còn hỗ trợ chuyển ICP trong khung chat, cực kì tiện lợi như Zalo vậy!
– ICdrive là ứng dụng lưu trữ dữ liệu phi tập trung giống như Google Drive
– Dsocial chính là Youtube của Web3.0!
Đây là sẽ là cánh cổng dẫn hàng tỉ người đến với Web3. Con người ta chỉ cần bấm bấm trên điện thoại, không cần phải mở tài khoản rắc rối phức tạp, tải những thứ phần mềm khó hiểu kì lạ. Mình hình dung ra câu chuyện sau đó sẽ như sau:
– Mẹ ơi, cái Internet Identity này giống như Gmail nè. Mẹ cài cái này đi là sẽ dùng được mọi thứ trên Blockchain của Internet Computer
– Rồi giờ mẹ muốn coi cái gì hay hay giống như Tiktok đúng không? Mẹ tải ứng dụng CanCan lên điện thoại là xong
– Mẹ muốn lướt Twitter đúng không? mẹ cài Distrikt lên điện thoại
– Mẹ muốn chat online? Mẹ cài Openchat, nó như Zalo vậy á
– Mẹ cứ xài mấy cái này thả ga, không tốn tiền gì đâu ạ!
– Nhưng giờ mẹ muốn qua hệ khác chơi thì có được không? Dạ được, tụi con tích hợp với BTC và ETH cho mẹ chơi vi vu!
Xem video như Tiktok với Daaps CanCan
Trao đổi, hỏi đáp và chia sẻ với DSCVR (tương tự như Reddit)
Chatchit và chuyển tiền online với Openchat
Công nghệ Blockchain có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Mọi người có thể không quan tâm đến Crypto, nhưng họ vẫn có thể trải nghiệm những điểm sáng công nghệ do Web3.0 mang lại.
Đối với nhà phát triển (Developers)
Ngôn ngữ Solidity hiện nay chiếm tới 90% Dapp đã có trên thị trường, phần lớn do nó dễ học và được EVM đã hỗ trợ sẵn. Khi người ta nhắc đến Ethereum, ta sẽ nghĩ ngay đến Solidity, nhưng dưới góc độ của nhà phát triển thì ngôn ngữ lập trình này rất “tù túng”, bị gò bó và chạy chậm. Với sự lên ngôi của các Blockchain như Solana, Polkadot, Near, … thì đều không dùng Solidity mà thay vào đó là ngôn ngữ Rust. Đây là ngôn ngữ linh hoạt, nhanh và dễ custom cho Dev. Nó có thể viết Dapp, viết Cluster trong mạng, làm được những thứ tận gốc rễ của Blockchain. Tuy nhiên, Rust là 1 ngôn ngữ khá khó học cho Dev mới làm quen, cộng đồng cũng chưa được lớn mạnh như ngôn ngữ khác. Internet Computer có sử dụng Rust như là một trong những ngôn ngữ lập trình chính. Ngoài ra, đội ngũ còn phát triển thêm ngôn ngữ lập trình Motoko, được xây dựng chuyên biệt cho mọi yêu cầu đặc thù của hệ sinh thái Internet Computer. Không những thế, để triển khai smartcontract, Internet Computer có hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như JavaScript, Python, Go…..giúp cho tính tuỳ biến của hệ cực kì linh hoạt, dễ dàng chào đón nhà phát triển từ hệ sinh thái khác đến xây dựng.
Internet Computer hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau
3. Internet Computer thật sự có khả năng mở rộng VÔ HẠN
Niềm tin giữa người với người không mở rộng theo quy mô. Trong thời đại của Web2.0, sự hợp tác giữa các bên chỉ có ý nghĩa nếu có sự hỗ trợ của một bên trung gian đáng tin cậy. Các tổ chức tập trung như các nền tảng website (web-platform) ngày nay đã chen chân vào với tư cách là những người trung gian đó. Nhờ vào hiệu ứng mạng lưới lan truyền mạnh mẽ, kết hợp với quyền sở hữu dữ liệu và niềm tin của người tham gia, những tổ chức này đã tích luỹ được quyền lực đáng nể và có vẻ như không thể bị xô đổ.
Sự ra đời của Blockchain là cơ sở cho sự xuất hiện của một loại nền tảng kỹ thuật số mới – hoàn toàn không giống như các nền tảng được quản lý tập trung ngày nay. Nó được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng người dùng và nhà phát triển tương ứng của họ. Kết quả lợi ích của số đông được đảm bảo, với cam kết rằng các lợi ích đó sẽ được sử dụng và phát triển theo cách trung lập và công bằng. Việc sở hữu crypto dường như giờ là một phong trào, ngày càng nhiều người sở hữu và tin vào hệ thống logic mới này, ngay cả các tổ chức chính trị cũng khó mà phản đối nó. Crypto ngày càng có vai trò hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày, thị trường chính thống đang dần đón nhận Crypto, xu hướng này dường như không thể đảo ngược được nữa. Crypto của năm 2022 đã không còn như Crypto 2018, khi một cú hắt hơi của Trung Quốc khiến cả thị trường phải “rùng mình”.
Lý do hiện tại mọi thứ đều ràng buộc với tài chính và dường như mọi người đều bị cuốn theo vòng xoáy tài chính, là bởi vì ETH – nền tảng cốt lõi chỉ có thể hỗ trợ những logic liên quan đến tài chính. Đó là cách mạng lưới này được lập trình. Nhưng sau này, chắc chắn những giới hạn về công nghệ sẽ bị gỡ bỏ, hệ thống có thể được mở rộng, có nhiều người dùng hơn, các công ty và lập trình viên có thể lập trình ra những Daaps, website, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của người dùng hơn. Miễn là chúng ta có thể gỡ bỏ giới hạn và cải thiện công nghệ, cải thiện trải nghiệm khách hàng, đây sẽ là chất nền để xây dựng lại toàn bộ thị trường.
Quay trở lại với ETH. Một thách thức nổi bật mà các mạng như Ethereum phải đối mặt là, mặc dù chúng có thể được cho là phi tập trung, nhưng nó vẫn chưa có khả năng mở rộng. Cộng đồng Ethereum đã làm việc chăm chỉ để giải quyết vấn đề này và đã dẫn đầu với các thông số kỹ thuật cho các giải pháp khả thi (ví dụ: plasma, sharding…) nhưng dường như vẫn đang gặp bế tắc. Chưa kể cái dớp về ETH – “mạng nhà giàu” thì vẫn luôn tồn tại từ xưa đến nay. Thậm chí ngay cả những ứng dụng đơn giản với vài trăm nghìn người dùng cũng đủ để tiêu thụ hết dung lượng của mạng, và phí giao dịch lúc nào thì đắt đỏ đến phát khóc, chặn đứng khả năng tiếp cận của người dùng mới. Để các nền tảng này hỗ trợ được người dùng như cách mà cách Web 2.0 đang tiếp cận hàng tỷ người dùng, hiệu suất và hiệu quả của các mạng lưới này đòi hỏi phải được mở rộng theo cấp số nhân.
Nhưng sau ngần ấy thời gian, các bản cập nhật mang đến khả năng mở rộng của ETH luôn bị delay, và như giọt nước tràn ly, “The Merge” – bản update được kì vọng nhất của cộng đồng ETH giúp chuyển đổi từ cơ chế đồng thuận PoW sang PoS lại bị delay lần nữa(sau rất nhiều lần delay).
Điều gì khiến cho việc mở rộng Blockchain trở nên khó khăn đến thế?
Thách thức 1: Xác minh diện rộng
Thách thức quan trọng nhất khi mở rộng tính toán phi tập trung là xác minh. Làm việc với một nhóm có 5000 người khác với làm việc với một nhóm 5 triệu người, và làm việc với một nhóm 5 triệu người lại khác xa với nhóm 5 tỉ người. Làm cách nào để khách hàng – biết rằng liệu một nhóm thợ đào không-rõ-là-ai có thực thi chương trình một cách chính xác hay không? Làm thế mà tin tưởng vào kết quả? Bởi vì bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào mạng lưới nên giao thức phải luôn giả định rằng sẽ tồn tại các cá nhân với ý đồ xấu xa, những người sẽ không từ thủ đoạn, dùng những mánh khoé để đánh lừa hệ thống nhằm chuộc lợi. Niềm tin vào những hệ thống crypto phải bắt nguồn duy nhất từ giao thức được lập trình chuẩn xác, ở đó những công nghệ mật mã học sẽ là nền tảng cốt lõi để thi hành các quy tắc, đồng thời khuyến khích các bên tham gia trung thực.
Một giải pháp phổ biến cho vấn đề này ngày nay là yêu cầu mọi thợ đào trong mạng thực thi mọi công việc tính toán. Kết quả được đưa ra do đa số thợ đào tạo nên sự đồng thuận của mạng lưới và được giao thức giả định là đúng. Nếu hơn 50% thợ đào trên mạng trung thực, thì những thợ đào với mục đích xấu không thể nào huỷ hoại mạng lưới.
Cách tiếp cận này có rất nhiều giới hạn của nó. Bắt toàn bộ thợ đào trên mạng lưới cùng thực hiện mọi phép tính là một sự lãng phí tài nguyên khủng khiếp. Chưa kể đến việc những sự tính toán này dù mang lại khả năng bảo mật tuyệt vời cho mạng lưới, nhưng lại không phải là những “vấn đề toán học” nào ghê gớm đâu, chỉ là “đoán số” mà thôi, do đó việc giải đáp những vấn đề toán học này hoàn toàn không có bất mối liên kết gì đến cuộc sống thường ngày cả. Kết quả là, tốn điện, tốn tiền, tốn rất nhiều chi phí để phục vụ cho mục đích bảo mật, giới hạn khả năng mở rộng của hệ thống.
Một giải pháp khác từ các mạng lưới khác như sau: Họ bầu chọn ra 1 nhóm nhỏ hơn gồm những thợ đào đã được uỷ quyền (giả sử là 25 người thay vì 25.000 người) và sau đó dựa vào họ để thực hiện các tính toán một cách chính xác (1 số blockchain gọi những người này là validator). Tính toán trung thực mang lại nhiều lợi ích cho nhóm thiểu số này, do đó họ có động lực để trung thực bởi vì nếu sự không trung thực bị phát giác, toàn bộ đặc quyền sẽ bị cắt bỏ và họ sẽ bị loại bỏ khỏi mạng lưới.
Nhược điểm của mô hình này chắc các bạn cũng thấy rõ: Chi phí tấn công mạng lưới bằng cách hối lộ hoặc tấn công chiếm quyền kiểm soát các validator được bầu không đáng là bao so với lợi nhuận có thể thu được khi tiến hành một cuộc tấn công như vậy. Rồi lỡ đâu có hình thành những marketplace để mua bán các lượt uỷ quyền thì sao? Lỡ đâu các validator bị hư hỏng giữa chừng thì thế nào?
Nhìn vào vụ hack lớn nhất lịch sử của giới crypto: Axie Infinity bị hack 600 triệu đô, nguyên do vì 5 trên 9 validator bị hacker tấn công. Tội gì phải mua thật nhiều coin để thao túng mạng lưới trong khi bạn có thể đích danh hack vào những người đang kiểm soát mạng lưới? Nguy cơ nếu đã tiềm tàng thì sẽ có thể xảy ra, một khi xảy ra thì không thể vãn hồi.
Giải pháp của Dfinity : Chuỗi ngẫu nhiên (Random Beacon)
Phương pháp tiếp cận của DFINITY tìm cách tạo ra sự cân bằng phù hợp giữa hai thái cực: Một mặt, nhận được khả năng bảo mật mạnh mẽ nhưng hoạt động thiếu hiệu quả luỹ tiến khi mạng lưới càng lớn mạnh và hoàn toàn phi tập trung (đồng nghĩa với việc đòi hỏi mọi thợ đào phải thực hiện mọi tính toán). Mặt khác, là tăng hiệu quả nhưng ít bảo mật hơn khi điều khiển mạng lưới theo cơ chế uỷ quyền.
Mọi thứ đã quá rõ ràng: Muốn mạng lưới hoạt động hiệu quả thì số lượng thợ đào thực hiện các yêu cầu phi tập trung cần phải nhỏ. Nhưng thay vì bầu chọn một hội đồng “tĩnh” luôn chỉ có 1 số lượng thợ đào nhất định, được bầu chọn thủ công thông qua con người – vốn luôn tiềm tàng các rủi ro chính trị hoá, bị hack, bị hối lộ…. tại sao chúng ta không thực hiện lựa chọn và uỷ quyền cho người ngẫu nhiên khi mỗi khối mới được thêm vào blockchain?
Làm được điều này sẽ giúp hiệu suất của mạng lưới vượt trội hơn nhiều so với các mạng lưới crypto hiện có, vì sự đồng thuận chỉ cần được thiết lập giữa một số lượng nhỏ các thợ đào. Trông có vẻ đơn giản nhưng lợi ích lại nhân đôi:
- – Một mặt, chi phí cho mỗi chỉ thị được thực hiện trên mạng lưới nhỏ hơn nhiều, bởi vì việc thực thi tính toán chỉ cần lặp lại với tần suất nhỏ hơn. Do đó, tổng lượng công việc được thực hiện và năng lượng tiêu thụ của mạng lưới cũng nhỏ hơn, dẫn đến chi phí trên mạng thấp hơn.
- – Mặt khác , vì việc lan truyền thông tin trong các nhóm nhỏ diễn ra nhanh hơn nhiều so với các nhóm lớn, nên khoảng thời gian mà khách hàng phải đợi từ khi gửi một chương trình đến hệ thống blockchain đến lúc nhận được kết quả mà họ có thể tin tưởng – được gọi là độ trễ của mạng đến khi giao dịch được coi là hợp lệ (latency to finality) sẽ nhỏ hơn nhiều. Với BTC sẽ tốn 10 phút, với ETH tốn khoảng 1 phút, trong khi với ICP thì tốn chỉ vài giây (và sẽ ngày càng giảm dần).
Hơn thế nữa, hoàn toàn không có sự can thiệp của con người trong quá trình này, loại bỏ hoàn toàn các vấn đề liên quan đến thao túng và tình trạng low-voter participation cũng sẽ biến mất (đó là khi số người thực sự đăng nhập vào hệ thống để tham gia bầu chọn rất thấp, ảnh hưởng đến độ chính xác và khả năng hoạt động cũng như bảo mật của mạng lưới). Xác suất mà người trong mạng lưới được bầu chọn để chịu trách nhiệm tính toán cho block tiếp theo sẽ tỷ lệ thuận với thứ hạng (Ranking) của họ. Ranking được đo đạc bằng thời gian stake, số lượng ICP được đem đi stake, số tuổi của ICP được stake… Do đó, để làm sai lệch sự đồng thuận khi tạo ra khối mới thông qua các hình thức như hối lộ hoặc thông đồng sẽ cực kỳ khó khăn vì bạn không thể dự đoán trước được ai sẽ là người tạo khối, và nếu được bầu chọn thì họ cũng chỉ đảm nhiệm vai trò tạo khối trong vài giây ngắn ngủi (rồi lại trở thành người bình thường).
Ý tưởng này rất trực quan và rõ ràng. Vậy tại sao các mạng lưới phi tập trung khác không được triển khai theo cách này? Khó lắm, phải làm mới biết được. Trong không gian mạng này, từ lâu đã trỗi dậy một vấn đề mở: làm sao để xây dựng một chuỗi ngẫu nhiên phi tập trung, bảo mật? Sao cho giao thức ấy cho phép một nhóm người tham gia cùng đồng ý với một chuỗi các số ngẫu nhiên, giả sử rằng phần lớn những người tham gia là trung thực, và phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
- – Mỗi kết quả đầu ra là không thể đoán trước được ngay cả khi biết trước được kết quả từ đầu ra trước đó (Non-deterministic block creation). Đây là điều tối quan trọng vì kết quả đầu ra bắt buộc không thể đoán trước cho đến khi nó hiển thị cho mọi người. (Solana mắc phải sai lầm chí tử này)
- – Mỗi kết quả đầu ra trong chuỗi ngẫu nhiên không được phép thiên vị hoặc bị chối bỏ bởi những người tham gia không trung thực.
DFINITY ĐÃ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC VẤN ĐỀ NÀY. Một trong nhiều bước đột phá của DFINITY là xây dựng chuỗi ngẫu nhiên bảo mật với các thuộc tính nêu trên, được đề cập đến trong tài liệu Verifiable Random Function (VRF). Nó dựa trên chữ ký Boneh-Lynn-Shacham (BLS), được giới thiệu trong một nghiên cứu vào năm 2001 – kể từ đó trở thành một nguyên lý mật mã hoá ngày càng quan trọng. Ông Ben Lynn – nhà nghiên cứu đã tạo ra chữ kí này, hiện cũng là thành viên của Dfinity Foundation *yay*
Tìm hiểu sâu hơn về cơ chế đồng thuận của Dfinity tại đây
Tìm hiểu cực kì sâu về cơ chế đồng thuận phức tạp của Dfinity tại đây
Thách thức 2: Mở rộng quy mô
Làm sao để mở rộng số lượng các node?
Để đảm bảo sự toàn vẹn của phi tập trung, cần có sự hiện diện của các Node. Đơn cử với Ethereum cần phụ thuộc vào mạng lưới các node để lưu giữ toàn bộ lịch sử giao dịch Ethereum cũng như trạng thái hiện tại của số dư tài khoản, hợp đồng thông minh. Mỗi node cần phải lưu trữ TOÀN BỘ dữ liệu từ trước tới nay của cả mạng lưới .
Cập nhật 25-4-2022:
– Muốn chạy một “Full Node” trên Ethereum đòi hỏi người cung cấp node phải tải về 668 Gb dữ liệu.
– Muốn chạy một “Archive Node” trên Ethereum đòi hỏi phải tải về 10.453 Gb dữ liệu (Mười ngàn bốn trăm năm mươi ba Gb). Và sẽ còn tăng hơn nữa theo sự phát triển của mạng lưới.
Sau khi tải lượng dữ liệu khổng lồ này về, node sẽ được đồng bộ, tốn thêm rất nhiều thời gian để có thể hoạt động trơn tru. Lỡ đâu node hỏng giữa chừng thì quá trình này lại phải lặp lại từ đầu. Thời gian lại hữu hạn, nhịp độ phát triển của công nghệ ngày càng vũ bão, nếu tình hình cứ tiếp diễn như vậy, số node đòi hỏi khi vận hành mạng lưới quá lớn nhưng yêu cầu cho node hoạt động lại quá cao, sau cùng sẽ chỉ có vài công ty lớn đủ nguồn lực để vận hành, làm suy yếu cả sự phi tập trung lẫn khả năng mở rộng.
Đối với Internet Computer, mạng lưới này chắc chắn cũng sẽ phải chạy cùng lúc hàng triệu triệu các node khác nhau khi đang trong giai đoạn mở rộng scale up. Nhu cầu cấp bách của mạng lưới khi mở rộng chính là:
- – Dễ dàng thêm node để tạo thành subnet (mạng con) mới, phục vụ cho nhu cầu mở rộng không giới hạn.
- – Thay thế những node hư, node lỗi, node độc hại bằng những node mới nhưng không được phép dừng lại mạng lưới.
- – Phục hồi lại subnet trong trường hợp quá nhiều node của subnet ấy bị hư hại (giả dụ trong trường hợp thiên tai sóng thần núi lửa thiên thạch rơi đánh sập mất cơ sở dữ liệu)
- – Nâng cấp mạng lưới một cách tự động và liền mạch, cho hệ thống khả năng tự sữa chữa và cập nhật thêm tính năng mới.
Giải pháp cho vấn đề này đã được đội ngũ nghiên cứu, kĩ sư mật mã hoá giải đáp thông qua một phát kiến công nghệ vượt bậc và đáng tự hào nhất của Internet Computer: công nghệ Chain Key cryptography
Lợi ích to lớn có thể thấy trước mắt của công nghệ này chính là: Toàn bộ mạng lưới của Internet Computer chỉ có một khóa công khai (public key) duy nhất nặng 48 Byte. Đây là một điểm cộng khổng lồ cho khả năng mở rộng, vì nó cho phép BẤT KÌ thiết bị nào, kể cả đồng hồ thông minh và điện thoại di động, xác minh được tính xác thực của mọi tạo tác từ Internet Computer. Ngược lại, điều này không thể thực hiện được trên các blockchain truyền thống như Ethereum, nơi mà việc xác minh chỉ một tạo tác nhỏ đòi hỏi phải có rất nhiều dữ liệu. Nhờ Chain Key cryptography, công nghệ này đã mở ra khả năng thực hiện mọi tính toán để thẩm định các phản hồi từ mạng lưới – gói gọn chỉ trong một Public Key duy nhất nặng 48 Byte mà thôi.
Bạn có thể nghe kĩ sư của Dfinity giải thích thêm về công nghệ này tại đây
Thách thức 3: Cạnh tranh
Làm sao để cạnh tranh sòng phẳng với Web2 trên MỌI PHƯƠNG DIỆN?
Các nền tảng crypto hiện tại dường như dính líu quá nhiều đến các logic về tiền bạc (vì hiện tại giới hạn của ETH chỉ cho phép làm điều đó). Đồng ý rằng tài chính là một trong những vấn đề cốt lõi của cuộc sống, nhưng cuộc sống của mọi người đâu phải chỉ liên quan đến tiền. Người dùng không dành toàn bộ thời gian của họ để xem giá token lên hay xuống, không phải chỉ để mua thấp bán cao. Con người cũng có nhu cầu về tình cảm, cảm xúc, họ cũng muốn xem video, lướt tiktok, chat nhắn tin, nghe nhạc trực tuyến, chơi game online…. Để thực hiện được các tác vụ phức tạp đòi hỏi hiệu năng cao như thế, DFINITY đòi hỏi cấu hình phần cứng mà các node operators phải đáp ứng rất nghiêm ngặt. Càng có nhiều Node Operators, càng có nhiều Data Centers, khả năng mở rộng của Internet Computer cũng như thế mà nhân lên. Cái giá phải trả là nếu muốn gia nhập Internet Computer, node operator sẽ tốn kém chi phí nhiều hơn so với các mạng crypto khác. Liệu sự đánh đổi phần cứng lấy hiệu quả như này có xứng đáng hay không?
P/s: Cá nhân mình nghĩ, làm gì có thành tựu nào mà không phải trả giá bằng mồ hôi, công sức (và tiền, haha).
Cấu hình đòi hỏi để chạy Node trên Internet Computer
4. Internet Computer thật sự có thể HOÀN TOÀN phi tập trung
Về sau cùng, phi tập trung sẽ chiến thắng tập trung. Cùng mình nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ sau đây:
Ở góc độ của nhà phát triển
Năng lực của nền tảng sẽ giới hạn khả năng phát triển của dev. Nền tảng càng mạnh thì năng lực của Devs càng được thể hiện rõ rệt, và Daaps được phát triển càng hiện đại, tân tiến, dễ sử dụng. Giờ hãy xem qua các vấn đề với các nền tảng tập trung. Các nền tảng tập trung tuân theo một vòng đời có thể dự đoán trước.
– Khi bắt đầu, họ làm mọi thứ có thể để thu hút người dùng và sự tìm kiếm sự hợp tác từ bên thứ 3 như nhà phát triển, doanh nghiệp và tổ chức truyền thông. Họ làm điều này để làm cho dịch vụ của họ có giá trị hơn, vì nền tảng (theo định nghĩa) là hệ thống có hiệu ứng mạng lưới đa chiều. Khi các nền tảng di chuyển lên đường cong chữ S, quyền lực của họ đối với người dùng và các bên thứ 3 tăng dần đều.
– Khi họ chạm đến đỉnh tăng trưởng của đường cong chữ S, mối quan hệ của họ với những người tham gia mạng lưới thay đổi từ tổng dương sang tổng bằng không. Cách dễ nhất để tiếp tục phát triển chính là khai thác dữ liệu từ người dùng và cạnh tranh trực tiếp với bên thứ 3 mà họ đã từng hợp tác để giành giật lợi nhuận và người dùng. Ví dụ: Microsoft vs Netscape, Google vs Yelp, Facebook vs Zynga và Twitter vs Apps được build bởi bên thứ 3.
Đối với bên thứ 3 mà nói, quá trình chuyển đổi từ hợp tác sang cạnh tranh kiểu này thật sự giống như nhử mồi rồi lật lọng. Dần dần, các nhà kinh doanh, nhà phát triển và nhà đầu tư giỏi nhất đã trở nên cảnh giác với việc xây dựng trên các nền tảng tập trung hàng đầu, họ ngầm hiểu rằng chơi trên sân của kẻ khác thì phải theo luật của kẻ đó, sớm hay muộn rồi cũng đến lúc bị lợi dụng.
Đối với người dùng, họ phải từ bỏ quyền riêng tư, từ bỏ quyền kiểm soát dữ liệu và cực kì dễ bị vi phạm quyền bảo mật. Những vấn đề này với các nền tảng tập trung có thể sẽ còn trở nên rõ ràng hơn trong tương lai.
Tháng 3 này, Apple và Facebook đã cung cấp thông tin người dùng cho hacker.
Mình xin phép từ chối hiểu
Để cạnh tranh với các siêu tổ chức tập trung như bộ tứ Google, Amazon, Apple, Facebook, Web3.0 cần khắc phục được hạn chế nghiêm trọng nhất là về hiệu suất và khả năng mở rộng. DFINITY đã giải quyết được vấn đề đó (như mình đã đề cập bên trên), và không ngừng cải thiện nó. Khi xử lí được những vấn đề cốt lõi rồi, nguồn lực để phát triển hệ thống sẽ dồn phần lớn vào việc xây dựng những ứng dụng Dapps trên cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện vững chắc.
SỰ THẬT: Phần mềm và dịch vụ web được xây dựng bởi các nhà phát triển. Có hàng triệu Dev giỏi trên toàn thế giới. Chỉ có một phần nhỏ làm việc tại các công ty công nghệ lớn, và chỉ một phần nhỏ trong phần nhỏ đó làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Nền tảng mới nhưng đầy hứa hẹn như Internet Computer đang cố gắng để dành chiến thắng trong kỉ nguyên Web3.0 : bằng cách giành được trái tim và khối óc của các doanh nhân và nhà phát triển.
Một ví dụ minh họa là sự cạnh tranh trên lĩnh vực bách khoa toàn thư vào những năm 2000 giữa Wikipedia (phi tập trung) và Encarta (tập trung do Microsoft xây dựng). Vào đầu những năm 2000, Encarta là một sản phẩm tốt hơn nhiều, với khả năng bao quát chủ đề tốt hơn và độ chính xác cao hơn. Nhưng dần dà theo thời gian, Wikipedia đã cải thiện với tốc độ nhanh đáng kinh ngạc, nhờ vào sự đóng góp tích cực từ cộng đồng một cách tự nguyện – những người bị thu hút bởi các đặc tính phi tập trung, do cộng đồng quản lý. Đến năm 2005, Wikipedia là trang tham khảo phổ biến nhất trên Internet. Cuối cùng, Encarta đã ngừng hoạt động vào năm 2009.
- – Khi so sánh các nền tảng tập trung và phi tập trung, bạn đừng nên nhìn dưới góc cạnh cứng nhắc. Các hệ thống tập trung thường có sự hoàn thiện tốt khi mới ra mắt, nhưng sau đó chỉ trở nên tốt hơn nếu công ty tiếp tục tài trợ cho những dự án đấy – tuy nhiên nguồn lực và kinh phí sẽ chỉ có hạn.
- – Còn đối với các hệ thống phi tập trung, sự khởi đầu rất nửa chừng, ban đầu sẽ thấy toàn những khuyết điểm nhưng trong những điều kiện thích hợp, sẽ phát triển theo cấp số nhân khi chúng thu hút những người đóng góp mới, giống như cách Wikipedia đánh bại Encarta vậy.
Để củng cố hơn mối quan hệ này, trong bối cảnh của Crypto, lợi ích với nhà phát triển và người kinh doanh và người dùng còn được khuếch đại hơn nữa nhờ sự tăng giá và chính sách ưu đãi từ đội ngũ phát triển ICP – cũng giống như những điều đã diễn ra Ethereum, Avalanche, Solana. Những lợi ích này càng giúp cải tiến và thúc đẩy tốc độ phát triển cộng đồng ICP nói riêng và cộng đồng crypto thế giới nói chung.
Nếu vượt qua được những thách thức dưới đây, sự bùng nổ của ICP là hiển nhiên
- Dapps phù hợp thị trường sản phẩm giữa nền tảng và các nhà phát triển / doanh nhân, những người sẽ hoàn thiện nền tảng và xây dựng hệ sinh thái
- Dapps phù hợp thị trường sản phẩm giữa nền tảng / hệ sinh thái và người dùng cuối.
Quy trình hai giai đoạn này là nguyên nhân khiến nhiều người – bao gồm cả các nhà công nghệ sành sỏi – luôn đánh giá thấp tiềm năng của các nền tảng phi tập trung. Người ta chỉ nhận ra tiềm năng khi mọi thứ đã quá rõ ràng, và cơ hội khi ấy đã không còn rộng mở.
Cz cũng đồng ý với ý kiến này!
Nỗ lực gần nhất và lớn nhất trong khuyến khích xây dựng và phát triển hệ sinh thái Internet Computer chính là cuộc thi Hackathon Supernova với giải thưởng to chưa từng có – 6 triệu đô. Giải thưởng được chia ra nhiều hạng mục để xây dựng phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng trên Internet Computer: DeFi, Web3, NFT, Gaming, Metaverse, Mạng xã hội phi tập trung, Phát triển cộng đồng. Dfinity Foundation đã xuống tiền rồi, anh em giờ ngồi chờ Dapps xịn ra mắt rồi chốt đơn thôi!
Dev Việt Nam cũng đang lăm le giật giải mọi người ạ!
Ở góc độ của nhà sáng tạo nội dung và người dùng
Xung đột là động lực khiến xã hội phát triển. Và đúng như vậy, mối xung đột âm thầm này xảy ra ở những người tạo ra content, và nền tảng mà họ sử dụng để phân phối và tiền tệ hoá content đó. Hiện tại, quá trình phân bổ và tiền tệ hoá được ràng buộc chặt chẽ với nhau trong những silo tập trung khổng lồ của nền kinh tế – Amazon, Google (tìm kiếm), Facebook (mạng xã hội), Spotify (Âm nhạc), Instagram (Hình ảnh) hay mới nổi lên là Tiktok (nền tảng chia sẻ video âm nhạc ngắn). Gần như mọi nhà sáng tạo nội nội dung đều buộc phải hướng tới những nền tảng tập trung này, dù họ thích hay không thích. Họ phụ thuộc vào nền tảng để phân phối và kiếm tiền, còn nền tảng thì luôn muốn bòn rút nhiều tiền nhất có thể có trong chuỗi giá trị được tạo dựng giữa nhà sáng tạo và người tiêu dùng. Sẽ có rất nhiều thất thoát giá trị trong quá trình phân phối này, và mối quan hệ này có phần mang tính đối đầu lợi ích. Những ông lớn này làm lũng đoạn thị trường, họ tận dụng hiệu ứng mạng lưới độc quyền mạnh mẽ gây ra từ sức ảnh hưởng đến toàn bộ người dùng và nhà phát triển. Xung đột cũng từ đây mà bắt đầu.
Một trong những lời hứa của Web3 thực thụ trên trên Blockchain chính là: Có ít sự khai thác và ít sự độc quyền hơn, ở cả khâu phân phối và tiền tệ hoá giữa nhà sáng tạo nội dung và người tiêu thụ nội dung. Sẽ có nhiều đồng tiền xứng đáng được trả thẳng đến ví của nhà sáng tạo nội dung hơn, người trung gian sẽ nhận được ít hơn, sẽ có ít tiền bị khoá lại trong khâu phân phối và tiền tệ hoá hơn. Người dùng rời khỏi những nền tảng internet nào khoá lại giá trị xứng đáng được nhận của nhà sáng tạo, Fans sẽ rời bỏ khỏi nền tảng nào đòi hỏi họ phải trả phí để tương tác với Idol, ca sĩ, nghệ sĩ, cầu thủ mà họ yêu thích.
Ví dụ: Youtube và những nền tảng khác phụ thuộc vào quảng cáo, họ thực sự muốn tiền tệ hoá bạn trên mọi khía cạnh có thể, bằng cách liên tục gửi cho bạn những quảng cáo mà theo hệ thống phân tích của họ đánh giá là phù hợp
Trái lại, nếu bạn bắt đầu bán các NFT âm nhạc như những album, bạn sẽ muốn bán thẳng tới khách hàng của mình mà không cần thông qua trung gian
Kỉ nguyên vàng của những nền tảng xã hội tập trung đang dần vụt qua…
Đó chính là điều mà Internet Computer sẽ làm được. Sự xung đột này sẽ giải quyết bằng Web3, bằng những mẫu hình cơ sở hạ tầng mới. Vì mọi thứ đều là mã nguồn mở, sẽ không có những công ty trung gian tìm cách khai thác lợi nhuận. Chính giao thức blockchain tự nó có thể coi như là bên khai thác ở đây, bởi nó cung cấp dịch vụ cho mọi người cùng sử dụng. Tất nhiên là sẽ tốn chi phí, vì các nhà cung cấp node cần được phải trả phí để có thể hoạt động (Phí được tính theo đơn vị “cycles”, đốt ICP để nhận cycles). Nhưng tính ra thì nó không đáng là bao nhiêu so với khoản tiền phải trả cho các bên trung gian. Nhờ giao thức blockchain, khi triển khai những hợp đồng thông minh hay duy trì vận hành các hệ thống này trên blockchain, chi phí chắc chắn là thấp nhất có thể. Đây cũng là điều mà các mạng khác chưa thể làm được.
Chuyển biến lớn nhất trong thương mại và tài chính kể từ trào lưu World Wide Web có thể là đây – Từ bỏ khỏi những nền tảng độc quyền hay gần như độc quyền, vốn xưa nay ngồi ngăn giữa và bòn rút nhà sáng tạo nội dung lẫn người tiêu thụ nội dung. Blockchain hoàn toàn công khai và được sở hữu bởi cộng đồng, xuyên suốt mọi biên giới, không bị vướng bận rào cản địa lý, sắc tộc, tôn giáo, độ tuổi hay giới tính.
Lợi ích của các công ty tư nhân bị giới hạn vào 1 nhóm nhỏ các nhà đầu tư, trong khi sự trỗi dậy của Crypto và tài sản tạo ra nhờ crypto được phân phối đến 1 nhóm người dùng lớn hơn nhiều. Quá trình này vẫn chỉ mới chớm diễn ra không lâu, tuy nhiên Crypto đang tạo ra tiền tệ tốt hơn, công nghệ lưu trữ tốt hơn,cơ chế phân bổ hiệu quả hơn, tạo ra những tài sản tài chính chất lượng hơn. Chúng ta dường như vẫn đang ở trong những ngày khởi đầu, thời gian hiện tại nói về điều này giống như ở năm 2016-2017 mà nói về DeFi vậy. Chỉ 2 năm trước, vốn hoá của cả thị trường DeFi chỉ nửa tỉ đô, giờ đã 250 tỉ đô rồi, gấp 500 lần. Mình tin rằng trào lưu chuyển hướng này sẽ càng ngày càng rõ rệt hơn vòng vài năm nữa.
Ở góc độ phân tán của mạng lưới:
Mọi thứ của Internet Computer đều được chạy và lưu trữ trên Blockchain. Từ cơ sở dữ liệu, website, Daaps, hay lịch sử giao dịch đều hoàn toàn on-chain. Khi đem so sánh với Ethereum hay 1 vài blockchain khác, thường thì họ chỉ đặt dữ liệu của giao dịch trên Blockchain, các yếu tố còn lại phụ thuộc phần lớn vào các giải pháp “off-chain” như Amazon Web Service hay Microsoft Azur. Nghĩa là các bên trung gian thứ 3 có thể làm gián đoạn mạng lưới, xoá Daaps, chặn quyền truy cập website, hành vi của người dùng sẽ bị thu thập, làm suy yếu bảo mật của toàn bộ mạng lưới. Fact: Thực chất đại đa số Daaps bạn đang dùng không phải là Daaps đúng nghĩa, mà chỉ là một ứng dụng chạy trên cloud thôi.
Web3 hàng hiệu không chạy trên Cloud!
Có những yếu tố sau đây quyết định đến độ phân tán của mạng lưới Internet Computer:
A. Trung tâm dữ liệu phi tập trung
Internet Computer không phải là một phần cứng tồn tại ở một vị trí ngẫu nhiên. Thực tế, Internet Computer là sự kết hợp của các tài nguyên máy tính được cung cấp bởi các trung tâm dữ liệu hoạt động độc lập trên khắp thế giới.
Không giống như đám mây công khai hoặc riêng tư, Internet Computer không được sở hữu và điều hành bởi một công ty tư nhân độc nhất nào cả. Thay vào đó, Internet Computer là một tiện ích công khai với các bản cập nhật và hoạt động được quản lý thông qua một hệ thống quản trị phân quyền, theo thuật toán được xác định trong giao thức. Kiến trúc của nó cho phép nhiều máy tính hợp sức lại để hoạt động như một máy tính ảo duy nhất với quy mô toàn cầu, cực kì mạnh mẽ.
Các node nằm trong các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu tạo nên Internet Computer được chia thành các mạng con (subnet), lần lượt kết nối với nhau bằng cách sử dụng công nghệ Chain Key cryptography như mình đã nói ở trên. Kiến trúc phân tán được thế kế chuẩn xác cho phép các mạng con giao tiếp an toàn mà không cần sự hiện diện tường lửa hoặc công nghệ bảo mật, khiến mạng lưới rất khó bị tấn công. Các nhà cung cấp node (node operators) trả tiền cho các trung tâm dữ liệu cho việc lưu trữ các node của họ, và các nhà cung cấp node này sẽ nhận được thù lao tương xứng với những đóng góp về năng lực tính toán và dịch vụ lưu trữ để hỗ trợ các Dapps chạy trên Internet Computer.
B. Mạng con và trung tâm dữ liệu
Để hiện thực hoá được lý tưởng về Blockchain phi tập trung ĐÚNG NGHĨA thì blockchain đó cần phải chống lại được những gián đoạn tiềm ẩn trong quá trình cung cấp dịch vụ, các node ở dạng vật lý để tạo nên bất kì subnet nào cần được phân tán trên các trung tâm dữ liệu ở các vị trí khác nhau. Bản thân các node có thể được sở hữu hoặc cung cấp bởi các bên khác nhau, với cương vị là quan hệ đối tác hoặc không có quan hệ gì cả với trung tâm dữ liệu nơi chúng hoạt động.
Sơ đồ đã được đơn giản hoá dưới đây cung cấp một cái nhìn khái quát về mối quan hệ giữa subnet, node và trung tâm dữ liệu:
Trong kịch bản đơn giản này:
- * Có bốn trung tâm dữ liệu độc lập về mặt địa lý.
- * Mỗi trung tâm dữ liệu có phần cứng được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp node.
- * Bất kỳ nhà cung cấp node nào cũng có thể có thiết bị góp mặt trong các trung tâm dữ liệu.
Các node của Internet Computer cực kì linh hoạt vì bất kỳ node nào cũng có thể được chuyển ra khỏi mạng subnet này để tạo thành một subnet khác nếu cần. Các thay đổi với cấu trúc liên kết của mạng lưới được quản lý thông qua hệ thống quản trị Internet Computer, dưới cái tên “Hệ thống mạng lưới thần kinh” (Network Nervous System – NNS). Hiểu nôm na đây là 1 DAO khổng lồ chịu trách nhiệm quản trị toàn bộ hệ thống Internet Computer, ai tham gia stake ICP sẽ là thành viên của DAO này.
C. Nhà cung cấp node và điều hành trung tâm dữ liệu
Trong hầu hết các trường hợp, nhà cung cấp node hoặc nhà điều hành trung tâm dữ liệu sẽ tự chịu trách nhiệm trong việc đo đạc và duy trì khả năng tính toán của các thiết bị vận hành Internet Computer. Họ có thể sửa chữa hoặc thay thế thiết bị nếu có lỗi phần cứng hoặc nếu hệ thống hoạt động kém. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của mạng lưới và những nâng cấp với hệ thống chỉ có thể được đo đạc và quản lý thông qua Network Nervous System để đảm bảo tính phi tập trung toàn diện.
5. Internet Computer có thể trở thành một máy tính với quy mô toàn cầu
Điều gì sẽ xảy ra khi những khó khăn như mình đề cập bên trên được dỡ bỏ? Đó chính là một tương lai với tiềm năng không giới hạn, tương lai mà Internet Computer đang hướng tới – trở thành một máy tính với quy mô toàn cầu, nơi mọi người có thể cùng nhau tương tác và làm mọi thứ trên Blockchain.
Roadmap trong vòng 20 năm cho dự án gần đây đã được Quỹ DFINITY tiết lộ.
- – Trong vòng 5 năm: các trường học sẽ dạy về Internet Computer và Motoko (ngôn ngữ lập trình Internet Computer) (Thông tin thêm: tại Việt Nam, có nhiều trường đại học công nghệ thông tin đang nghiên cứu về Internet Computer, tiêu biểu là FPT.) Devs sẽ hứng thú với việc xây dựng trên Internet Computer hơn so với stack IT truyền thống
- – Trong vòng 10 năm: Internet Computersẽ trở thành nền tảng điện toán chủ lực trong việc xây dựng hệ thống và phát triển dịch vụ; dòng tiền sẽ tiếp tục được chuyển hướng đến ICP từ các công ty internet ; và giá trị của DeFi toàn cầu sẽ ngang bằng với tài chính truyền thống.
- – Trong vòng 20 năm: ICP sẽ phát triển lớn hơn Internet ngày nay. Hầu hết cơ sở hạ tầng quan trọng của xã hội sẽ được lưu trữ trên Internet Computer và các cá nhân trên toàn thế giới sẽ được hưởng lợi từ quyền riêng tư và tự do cá nhân được cải thiện hàng loạt.
Rất tham vọng, nhưng cũng cực kì đáng trông đợi phải không các bạn. Sau những phân tích trên, mình đánh giá rằng những tham vọng này không phải là không có cơ sở. Mình thực sự kì vọng Internet Computer trở thành một cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp Blockchain hiện tại, giống như cách mà BTC hay ETH đã làm được trong quá khứ.
6. a16z thu được lợi gì sau khi đầu tư vào Internet Computer?
Để biết đầu tư vào ICP lời đến nhường nào, mời mọi người cùng xem bảng dưới đây
Các quỹ đầu tư thu lời khủng khiếp khi đầu tư vào ICP. Nhưng với đại đa số trader/holder đều thua lỗ khi đầu tư vào ICP. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao ICP hay như thế, nàng tảng công nghệ vững vàng, có đội ngũ phát triển tận tuỵ cùng với tầm nhìn dài hạn như vậy, lại luôn giảm giá từ lúc Genesis tới thời điểm hiện tại? Liệu có thế lực nào đứng sau dàn dựng hay không?
1 mẹo nhỏ mà anh em có thể làm để giảm thiểu đà giảm giá của ICP: đó chính là đừng stake trên các sàn tập trung như Binance. Hãy Stake ICP trên Network Nervous System, mạng chính chủ của ICP.
Dominic William nói về những nghi ngờ của ông với những đội chuyên short ICP như sàn FTX của Sam xoăn
Cú sập của thị trường trong tháng 05 này chính là nút Reset để loại bỏ những tay chơi “phông bạt” trong giới crypto như Luna, để lại những dự án hidden gem như ICP chờ ngày toả sáng.
7. Lời kết
Còn điều gì đáng trông đợi ở phía trước nữa? Hãy cùng mình và các anh em trong cộng đồng Dfinity Việt Nam, trở thành người tiên phong khai phá tiềm năng vô hạn của hệ sinh thái Dfinity nhé!
Kết nối với bọn mình tại:
– Telegram
https://t.me/ICPVietNam (trong này xôm lắm)
– Twitter
https://twitter.com/DfinityVN